CHỦ ĐỀ 5: CẤU TRÚC TUẦN TỰ

 

1. THẾ NÀO LÀ CẤU TRÚC TUẦN TỰ:

        Cấu trúc tuần tự của khối lệnh ở phần thân chương trình là:

                                      Nhập --> Xử lí --> Xuất.

2. THAO TÁC NHẬP:

        - Cú pháp:

                    Read/Readln( <biến 1>[,<biến 2>,…,<biến n>] );

        vd: Readln(a); --> Nhạp giá trị cho biến a.

               Readln(a,b); --> Nhập giá trị cho hai biến a và b.

       - Khi gặp lệnh này, chương trình sẽ tạm ngừng để chờ người dùng nhập dữ liệu.

       - Khi gặp lệnh Readln; chương trình sẽ dừng lại chờ người dùng nhấn phím Enter.

3. XỬ LÝ, CÂU LỆNH GÁN:

        - Cú pháp:

                <Tên biến> := <Biểu thức cần gán giá trị cho biến>;

        vd: x:=12; --> gán giá trị 12 cho biến nhớ x.

               x:=a/b; -->gán giá trị biểu thức a/b cho biến nhớ x.

        - Sau khi khai báo biến thì em có thể:

            + Gán giá trị cho biến

            + Tính toán với giá trị của biến

4. THAO TÁC XUẤT:

        - Cú pháp:

                Write/Writeln( <Tham số1>[,<Tham số 2>,…] );

        vd: write('Chao cac ban'); --> xuất ra màn hình dòng chữ Chao cac ban

        - Các tham số có thể là hằng, biến, biểu thức.

        - Khi gặp lệnh Writeln; chương trình sẽ xuất ra màn hình một dòng trống.


Đăng nhận xét

[blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget