BÀI 3: CẤU TRÚC RẼ NHÁNH TRONG THUẬT TOÁN

    I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

        - Biết được cấu trúc rẽ nhánh trong thuật toán là gì và khi nào trong thuật toán có cấu trúc rẽ nhánh.

        - Thể hiện được cấu trúc rẽ nhánh.

    II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

    1. Lựa chọn hành động tùy thuộc vào điều kiện:

        Khi phải dựa trên điều kiện cụ thể nào đó để xác định bước thực hiện tiếp theo trong quá trình thực hiện thuật toán thì cần cấu trúc rẽ nhánh.

        Ví dụ:

        - Nếu trời mưa: chơi cờ vua trong phòng học.

        - Nếu trời không mưa: chơi đá bóng ở sân trường.

    2. Thể hiện cấu trúc rẽ nhánh:

        - Cấu trúc rẽ nhánh có 2 dạng: dạng đủ và dạng khuyết.

        + Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ:

                Nếu <điều kiện>:

                        Nhánh đúng

                Trái lại:

                        Nhánh sai

                Hết nhánh

        + Cấu trúc rẽ nhánh dạng khuyết:
                    Nếu <điều kiện>:
                            Nhánh đúng
                    Hết nhánh

    3. Biểu thức điều kiện trong cấu trúc rẽ nhánh:

        - Điều kiện cần kiểm tra trong cấu trúc rẽ nhánh thường là một biểu thức so sánh.

        - Kết quả của biểu thức so sánh là "Đúng" hoặc "Sai".

        Ví dụ:

        3 > 6   => Kết quả so sánh cho giá trị sai.

        (9 + 2) < 20  => Kết quả so sánh cho giá trị đúng.

        


Đăng nhận xét

[blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget