BÀI 2. LƯU TRỮ VÀ TRAO ĐỔI THÔNG TIN

lưu trữ, trao đổi thông tin

    I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

        - Biết được thế nào là lưu trữ và trao đổi thông tin.

        - Biết được dữ liệu là gì.

        - Nêu được ví dụ minh họa mối quan hệ giữa dữ liệu và thông tin.

        - Biết được tầm quan trọng của thông tin và trao đổi thông tin trong cuộc sống hằng ngày.

    II. NỘI DUNG BÀI HỌC:

    1. Lưu trữ thông tin:

        - Lưu trữ thông tin là hoạt động đưa thông tin vào vật mang tin.

        Ví dụ: Nghe Thầy cô giảng bài trên lớp và ghi lại vào vở.

        - Dữ liệu là thông tin dưới dạng được chứa trong vật mang tin.

        Ví dụ: dòng chữ trong vở là dữ liệu, điều em biết khi đọc dòng chữ đó là thông tin.

        - Có 3 dạng dữ liệu: dạng chữ và số, dạng âm thanh và hình ảnh.

    2. Trao đổi thông tin:

        - Trao đổi thông tin là gửi thông tin tới bên nhận và nhận thông tin từ bên gửi.

        Ví dụ: Xe cứu hỏa vừa nháy đèn vừa hú còi khi làm nhiệm vụ.

        - Hoạt động trao đổi thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống, trong công việc hằng ngày của con người. Nó là một hoạt động thiết yếu không thể thiếu và diễn ra rất tự nhiên.

    3. Các bước trong hoạt động thông tin của con người:

        - Con người thu nhận thông tin từ thế giới bên ngoài => Xử lý thông tin => Ghi nhớ hoặc lưu trữ thông tin => Trao đổi thông tin.

    4. Vai trò quan trọng của thông tin và hoạt động thông tin:

       - Thông tin rất quan trọng đối với con người; hoạt động thông tin diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày. Thiếu thông tin có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

        Ví dụ: Tấm biển để "Cấm hút thuốc" ở trạm xăng dầu". => Nếu thiếu thông tin hậu quả có thể và một vụ cháy.


Đăng nhận xét

[blogger]

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget