tháng 4 2023

Cho một dãy số nguyên A gồm n số nguyên a1, a2, …, aN.

            Hãy tìm tích lớn nhất của ba số trong dãy A.

            Dữ liệu vào từ tệp văn bản T3S.INP có cấu trúc:

            - Dòng đầu ghi số nguyên dương N (3 ≤ N ≤ 105).

            - Dòng thứ hai gồm N số nguyên a1, a2, …, aN. (|ai| ≤ 105), i = 1, 2, …, N), các số được ghi cách nhau một dấu cách trống.

            Dữ liệu ra ghi vào tệp văn bản T3S.OUT chỉ ghi duy nhất một số là tích tìm được.

            Ví dụ:

 Input

Output

8

6 1 9 2 7 10 8 12

1080

8

5 4 -9 7 5 -10 11 9

990

            Ràng buộc:

            - Có 50% số test ứng với 50% số điểm của bài có N ≤ 103 và |ai| ≤ 103, (i = 1, 2, …, N)

            - Có 50% số test còn lại ứng với 50% số điểm của bài tương ứng với các trường hợp còn lại.


Virus là các đoạn mã được chèn vào chương trình. Không mất tính tổng quát, xem các tệp văn bản là một chương trình. Các đoạn mã Virus có thể chèn vào trong nội dung của chương trình nhiều dạng Virus khác nhau và có thể chèn nhiều lần. Viết chương trình để diệt Virus, với các đoạn mã virus biết trước.

Dữ liệu vào: Trong tệp virus.inp:

- Dòng đầu tiên gồm 2 số: kn;

            + k: là số đoạn mã cac dạng virus biết trước;

            + n: là số dòng văn bản của tệp chương trình;

- k dòng tiếp theo là đoạn mã của các dạng virus;

- n dòng cuối là số dòng của tệp chương trình.

Dữ liệu ra: ghi ra tệp văn bản virus.out

- Dòng đầu là số virus đã diệt được.

- n dòng tiếp theo là số dòng của tệp chương trình sau khi đã diệt virus.

Ví dụ:

Virus.inp

Virus.out

4 3

ab12

cc333

eld

hh21

hab12sg tiabcceabhh2abcc333121121d3ab123312n

binab12h dicab12c333nh

loccabccab1233312hhcc3elhh2ab121d3321333p11

21

hsg tin

binh dinh

lop11


Mẹ đi chợ về mua cho Nga 27 quả táo giống hệt nhau về kích thước và hình dạng. Tuy nhiên người bán hàng nói rằng trong số các quả táo trên có đúng một quả có khối lượng khác so với 26 quả còn lại. Dùng một chiếc cân bàn hai bên và với ba lần cân em hãy giúp Nga tìm ra quả táo đó.

            Viết chương trình mô phỏng việc tổ chức cân 27 quả táo bằng ba lần cân theo yêu cầu nêu trên. Thông báo ra màn hình khối lượng của quả táo cần tìm và chỉ rõ rằng quả táo tìm được có khối lượng khác do người sử dụng chương trình nắm giữ.

            Lưu ý:

            1. Trọng lượng của các quả táo là một số nguyên dương được nhập từ bàn phím.

            2. Cân bàn hai bên là cân có hai bàn cân thăng bằng thì khối lượng hai bên bằng nhau; nếu cân lệch thì bàn cân bên nào thấp hơn sẽ có khối lượng lớn hơn.


CODE THAM KHẢO:


Uses Crt;

Var M : Array[1..13] Of Integer;

i, A, B, C, D : Integer;

Begin

ClrScr;

Write('Nhap khoi luong 13 qua tao: ');

For i := 1 To 13 Do Read(M[i]);

ReadLn;

A := M[1] + M[2] + M[3] + M[4];

B := M[5] + M[6] + M[7] + M[8];

C := M[9] + M[10] + M[11] + M[1];

D := M[3] + M[4] + M[5] + M[6];

{ Lan 1 }

If A = B Then Begin

{ Lan 2 }

If C = D Then Begin

{ Lan 3 }

If M[12] = M[1] Then WriteLn('Qua 13 khac nhat! ', M[13]);

If M[12] > M[1] Then WriteLn('Qua 12 nang! ', M[12]);

If M[12] < M[1] Then WriteLn('Qua 12 nhe! ', M[12]);

End;

If C > D Then Begin

If M[9] = M[10] Then WriteLn('Qua 11 nang! ', M[11]);

If M[9] > M[10] Then WriteLn('Qua 9 nang! ', M[9]);

If M[9] < M[10] Then WriteLn('Qua 10 nang! ', M[10]);

End;

If C < D Then Begin

If M[9] = M[10] Then WriteLn('Qua 11 nhe! ', M[11]);

If M[9] > M[10] Then WriteLn('Qua 10 nhe! ', M[10]);

If M[9] < M[10] Then WriteLn('Qua 9 nhe! ', M[9]);

End;

End;

If A > B Then Begin

If C = D Then Begin

If M[7] = M[8] Then WriteLn('Qua 2 nang! ', M[2]);

If M[7] > M[8] Then WriteLn('Qua 8 nhe! ', M[8]);

If M[7] < M[8] Then WriteLn('Qua 7 nhe! ', M[7]);

End;

If C > D Then Begin

If M[5] = M[6] Then WriteLn('Qua 1 nang! ', M[1]);

If M[5] > M[6] Then WriteLn('Qua 6 nhe! ', M[6]);

If M[5] < M[6] Then WriteLn('Qua 5 nhe! ', M[5]);

End;

If C < D Then Begin

If M[3] = M[1] Then WriteLn('Qua 4 nang! ', M[4]);

If M[3] > M[1] Then WriteLn('Qua 3 nang! ', M[3]);

End;

End;

If A < B Then Begin

If C = D Then Begin

If M[7] = M[8] Then WriteLn('Qua 2 nhe! ', M[2]);

If M[7] > M[8] Then WriteLn('Qua 7 nang! ', M[7]);

If M[7] < M[8] Then WriteLn('Qua 8 nang! ', M[8]);

End;

If C > D Then Begin

If M[3] = M[1] Then WriteLn('Qua 4 nhe! ', M[4]);

If M[3] < M[1] Then WriteLn('Qua 3 nhe! ', M[3]);

End;

If C < D Then Begin

If M[5] = M[6] Then WriteLn('Qua 1 nhe! ', M[1]);

If M[5] > M[6] Then WriteLn('Qua 5 nang! ', M[5]);

If M[5] < M[6] Then WriteLn('Qua 6 nang! ', M[6]);

End;

End;

Readln;

End.



Những năm gần đây, đèn LED được ứng dụng trong trang trí quảng cáo, làm bảng hiệu quảng cáo để quảng bá thương hiệu cũng như các loại sản phẩm, dịch vụ, … Bảng quảng cáo bằng đèn LED thường được sử dụng là bảng chữ có nội dung rõ ràng được chạy liên tục từ phải sang trái.

            Hãy viết chương trình mô phỏng bảng quảng cáo bằng đèn LED như ý tưởng đã nêu theo các yêu cầu sau:

            1. Xâu ký tự được nhập vào từ bàn phím (không quá 60 ký tự). Ví dụ: An Giang han hoan chao don cac ban!

            2. Xâu ký tự được di chuyển liên tục trên cùng một dòng của màn hình máy tính, khi cần kết thúc người sử dụng phải nhấn phím “k” hoặc “K”.

CODE THAM KHẢO:

Uses Crt;
Var i, x : LongInt;
str : AnsiString;
Begin
Repeat
ClrScr;
Write('Moi ban nhap chuoi ky tu: ');
Readln(str);
Until (Length(str) > 0) And (Length(str) <= 60);

x := 0;
Repeat
ClrScr;
Write(Copy(str, Length(str)-x+1, Length(str)));
Write(Copy(str, 1, Length(str)-x));
Delay(500);
Inc(x);
If x > Length(str)-1 Then x := 0;
Until KeyPressed And (Upcase(Readkey) = 'K');
End.


Trong nhà Nam hiện đang có n ổ cắm điện rời. Số lượng chỗ cắm trên mỗi ổ cắm điện này lần lượt là a1, a2, …, an chỗ cắm. Trên tường nhà Nam có một chỗ cắm cố định đang có điện. Vậy để cho một ổ cắm điện rời có điện thỉ phải cắm ổ cắm đó vào chỗ cắm cố định trên tường. Chúng ta cũng có thể cắm ổ điện rời này vào một ổ cắm điện rời khác đang có điện.

            Nam có m thiết bị sử dụng điện, để sử dụng thì các thiết bị này cần được cắm vào ổ điện trên tường hoặc ổ cắm rời đang có điện. Bạn hãy giúp Nam tìm ra số ổ cắm rời ít nhất cần dùng để có thể sử dụng tất cả m thiết bị này.

Dữ liệu vào:

-         Dòng thứ nhất gồm 2 số nguyên n, m cách nhau một khoảng trắng, dữ liệu vào đảm bảo 1 ≤ n, m ≤ 50, n là số lượng ổ cắm và m là số lượng thiết bị.

-         Dòng thứ hai gồm n số nguyên a1, a2, …, an là số chỗ cắm trên các ổ cắm rời tương ứng, mỗi số cách nhau một khoảng trắng, dữ liệu vào đảm bảo 1 ≤ ai ≤ 50.

Dữ liệu ra: là số nguyên cho biết số ổ cắm rời ít nhất cần sử dụng là bao nhiêu. Nếu đã sử dụng hết tất cả ổ cắm rời mà vẫn không đủ, in ra -1.

Ví dụ:

Input

Output

3 4

3 2 2

2

4 7

3 3 2 4

3

5 5

1 3 1 2 1

-1

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget